Du Lịch Chùa Cây Thị

Chùa Cây Thị ở Hà Nam là một ngôi chùa mới được trùng tu và sửa chữa gần đây đã trở thành một ngôi chùa đẹp trên mạng xã hội khiến mọi người sôn xao đến thăm quan và vãn cảnh chùa, hãy cùng tour Đất Việt 365 review kinh nghiệm đi du lịch Chùa cây Thị Nhé!

Vị Trí Chùa Cây Thị Hà Nam ở đâu?

Chùa Cây Thị là một ngôi chùa mới được cải tạo lại toạ lạc tại thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam.

review kinh nghiệm đi du lịch Chùa cây Thị
Chùa Cây Thị Linh thiêng

 

Bao quanh ngôi chùa linh thiêng là các dãy núi có hình thể tả thanh long, hữu bạch hổ khiến cho cảnh sắc chốn đây vừa đẹp đẽ như bức tranh thiên nhiên thơ mộng vừa mang dáng dấp uy nghi, trầm mặc.

Chùa Cây Thị Cách Hà Nội Bao xa?

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km, việc di chuyển tới ngôi chùa Cây Thị cũng rất dễ dàng khi du khách chỉ cần dành ra khoảng 2 giờ đồng hồ là có thể tới đây chiêm bái lễ phật vãn cảnh chùa rồi. Ngoài đắm chìm trong vẻ đẹp của ngôi chùa Cây Thị ra, du khách cũng có thể tham quan nhiều điểm đến hấp dẫn khác của tỉnh Hà Nam với ngôi Chùa Tam Chúc, tới thăm ngôi nhà Bá Kiến nổi tiếng trong nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao, hay thưởng thức món cá kho nổi tiếng tại đây cũng rất tuyệt.

review kinh nghiệm đi du lịch Chùa cây Thị
Chốn Bồng Lai tiên Cảnh Chùa Cây Thị

 

Tour có khởi hành Ghép lẻ HÀNG NGÀY từ mồng 2 Tết, Click Tại ĐÂY 

 

Số Điện thoại,giờ mở cửa Chùa Cây Thị Thời gian nào?

Chùa Cây Thị Hà Nam có thời gian mở cửa xuyên suốt vào ban ngày. Quý khách có thể tới tham quan tự do tại ngôi chùa Cây Thị mà không lo bị thu vé vào cửa.

Số điện thoại liên hệ với ban quản lý của chùa Cây Thị, du khách có thể gọi đến số điện thoại: 0226.3883.969; Sử dụng dịch vụ tour du lịch Chùa Cây Thị Online Giá Rẻ vui lòng gọi qua số Hotline/Zalo: 0976808062

review kinh nghiệm đi du lịch Chùa cây Thị
Chùa Cây thị Hà Nam

 

Chùa Cây Thị mở cửa đón khách du lịch từ 7:00 đến 19:00 vào tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả những ngày lễ, tết để phục vụ nhu cầu du khách hành hương, vãn cảnh chốn thanh tịnh.

 

Di chuyển đến chùa Cây Thị Như thế nào?

Để tới được ngôi chùa Cây Thị cũng rất dễ dàng. Lấy Hà Nội là điểm khởi đầu của hành trình, du khách có thể đi 2 tuyến đường chính để tới được ngôi Chùa Cây Thị này. 

Phương án 1 là du khách di chuyển theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nếu đi bằng ô tô. Thời gian di chuyển khoảng 60km, sau khi tới qua thành phố Phủ Lý quý khách quay trở về đường quốc Lộ 1A đi tiếp khi nào tới cửa hàng xăng dầu Phố Cà tới 1 ngã 4 lớn. Quý khách rẽ vào đường 494 đi tiếp khoảng 8km nữa sẽ thấy biển chỉ dẫn vào chùa Cây Thị – Hà Nam.

 

Phương án 2 là quý khách có thể đi tới ngôi chùa này bằng đường quốc lộ 01A. Tuyến đường này sẽ phù hợp với những ai dự định đi chùa Cây Thị bằng xe máy, những ai thích cảm giác lái xe vi vu đi chơi. Về tuyến đường chỉ khách là không đi bằng đường cao tốc thôi, còn tới quốc lộ 1a thì các bạn cứ đi thẳng, rồi theo chỉ dẫn trên là sẽ tới được ngôi chùa này đó.

Ngoài ra nếu các bạn không thể tự lái xe thì hình thức đi bằng xe khách, hoặc xe limousine cũng rất phù hợp. Một số các nhà xe chạy tuyến các bạn có thể tham khảo như XE Việt Nam, nhà xe Hoàng Ngân, nhà xe Duy Khang…

 

+ Đi chùa Cây Thị xuất phát từ nội thành thủ đô Hà Nội, các bạn di chuyển hướng xã Đàn và Giải Phóng đến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Hoàng Liệt (khoảng 8,3km). Tiếp tục di chuyển để đến Liêm Tuyền. Sau đó di chuyển đến Đinh Tiên Hoàng thuộc QL21A là bạn đã đến được thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Từ đây du khách sẽ rẽ vào con đường Lê Hoàn thuộc quốc lộ 1A và di chuyển khoảng 15km nữa là tới ngôi chùa trăm tuổi.

+ Ngoài ra, để đảm bảo an toàn nhưng vẫn đủ sự nhanh chóng và thuận tiện du khách cũng có thể chọn di chuyển bằng xe khách hoặc xe limousine. Các nhà xe tuyến Hà Nội – Hà Nam là Việt Trung Limousine (0969 661 661), Cường Phát Limousine (0210 3686 686), nhà xe Hồng Vinh (0945 597 766)… với giá vé giao động từ 100.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ/lượt.

 

Một lựa chọn cuối là các bạn có thể đi tàu hoả về tới thành phố Phủ Lý – Hà Nam. Từ đây bắt taxi hoặc xe ôm di chuyển vào ngôi chùa Cây Thị thể tham quan chiêm bái vãn cảnh chùa nhé. Nhưng giờ của tàu hoả sẽ không linh hoạt và nhanh hết vé, nên để thuận lợi trong quá trình di chuyển các bạn nên đặt trước và check vé nha.

Giá vé Chùa Cây Thị bao nhiêu?

Chùa Cây Thị hiện nay không thu phí vé tham quan, vào cửa và du khách sẽ không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào khi vào bên trong chùa. Chùa để du khách thập phương đến hành hương tự do hoặc cũng có thể quyên góp tại các hòm công đức, sắm lễ dâng hương.

Mỗi chuyến đi hành hương đều mang đến cho du khách sự bình yên, thanh tịnh, do đó khi đến đây du khách nên thể hiện  sự tôn trọng và tìm hiểu trước về di tích để có cách dâng lễ cho đúng nơi, đúng cách và ứng xử văn minh.

Lịch sử chùa Cây Thị Hà Nam 

Ngôi chùa Cây Thị ở Hà Nam là một ngôi chùa rất cổ kính, đã có thời gian xây dựng từ hàng ngàn năm trước. Trước khi được cải tạo lại, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng đã khiến cho ngôi chùa không còn giữ được vẻ đẹp của ngôi chùa. 

 

Sau này đã được cải tạo lại và hoàn thiện xây dựng vào năm 2019, mang tới nơi đây một cảnh quan thơ mộng, nên thơ như ngày nay. Sự thành công của việc cải tạo ngôi chùa này có công rất lớn của trụ trì Thích Huệ Hạnh và sự đóng góp xây dựng của hàng ngàn đệ tử Phật giáo khắp nơi. Từng viên gạch, từng bức tranh, từng cây cỏ ở đây đều được chăm chút tỉ mỉ làm vẻ đẹp của ngôi chùa Cây Thị Hà Nam trở lên thật cuốn hút.

 

Review Kinh Nghiệm đi chùa Cây Thị Hà Nam đặc sắc?

Du khách đến với chùa cây thị ở Hà Nam thường là muốn tìm về một bức tranh thơ mộng mà trong tâm trí họ luôn tưởng tượng. Điều đặc biệt nhất ở đây có thể kể tới khung cảnh vô cùng cuốn hút mà qua bàn tay nghệ thuật, công sức chăm sóc mới tạo nên được tổng thể hoàn thiện như vậy.

Ngôi chùa Cây Thị được nằm trong một hình thế rất đẹp về mặt phong thuỷ. Phía trước ngôi chùa là cánh rừng già yên tĩnh và sâu lặng. Bên trái bên phải sau chùa có tựa núi giống như Thanh Long và Bạch Hổ đang che chở cho ngôi chùa này vậy. Khi bước tới nơi đây du khách như chìm đắm vào không gian tĩnh lặng, yên mình khó tả.

 

Từng chi tiết nhỏ của ngôi chùa được tái tạo lại cẩn thận. Sân vườn được rải nhiều những sỏi trắng, tượng trưng cho tấm lòng thanh khiết của đạo Phật. dọc vườn được lát đá xanh giúp cho tổng thể hài hoà và du khách bước đi cũng êm ái và chắc chắn. Về kiến trúc các ngôi đền Tam Bảo, khu vực Cổng Tam Quan, khu vực nhà thờ Tổ… mang thiên hướng kiến trúc của nhật bản với nhiều chi tiết thanh mảnh, màu sắc đơn giản nhưng lại rất nổi bật. Khi bước vào khu vườn có thể nhận thấy ngay được ở nơi đây có rất nhiều cây bonsai được chăm sóc rất kỹ lưỡng và đầy tính nghệ thuật. 

Ngoài ra cảnh quan ngôi cùng cũng được chấm phá thêm nhiều những chiếc đèn lồng được treo dọc 2 bên đường đi lẫn cổng mái hiên của ngôi chùa. Giúp cho tổng thể không gian đã lộng lẫy thơ mộng nay càng thêm lung linh huyền ảo hơn gấp bội, nhất là khi tới vào buổi tối. 

Để ngôi chùa luôn được sạch sẽ, ngăn nắp, cây cối xanh tươi thì công sức rất lớn thuộc về những người đã bỏ công chăm sóc, xây dựng, nâng niu như một chốn thiêng mới thành. Ngoài là một địa điểm tham quan đặc sắc của Tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị còn là không gian sinh hoạt tâm linh của nhiều những vị phật tử tại tỉnh.

Review Kinh Nghiệm đi du lịch chùa Cây Thị Hà Nam rất đặc biệt, vậy tại sao lại gọi là Chùa Cây Thị? Theo lời của trụ trì Đại Đức Thích Huệ Hạnh, cạnh ngôi chùa có một cây thị đã có tuổi đời hàng trăm năm trước, đến nay cây thị vẫn luôn xanh tươi khoẻ mạnh. Nên ngôi chùa đã lấy chính tên của Cây Thị đó thành tên của mình, mong muốn ngôi chùa sẽ là nơi thanh tịnh tâm hồn, giúp cho người người nhà nhà khi tới nơi đây đều cảm nhận được cái bình yên.

 

Điều đặc biệt tại ngôi chùa này bầu không khí luôn trong lành mát mẻ, cảnh quan thơ mộng, âm thanh với tiếng nước chảy róc rách bên tai pha lẫn tiếng gió xì xào đi kèm với tiếng chim hót líu lo. Không gian yên tĩnh của cảnh chùa giúp cho tâm hồn ta thanh tịnh nhẹ bẫng, bao mệt nhọc lo âu biến tan. 

Tham gia khóa Tu chùa Cây Thị.

Tại Chùa Cây Thị – Hà Nam vẫn đều đặn tổ chức những khóa tu mùa hè hàng năm cho những Phật Tử khắp nơi về nơi đây tu hành. Khoá tu là một hình thức tiếp cận Phật Pháp rất tốt dành cho nhiều người chưa biết tới và tìm hiểu sâu về Phật Giáo.

 

Khi các bạn tham gia khoá, tất cả những thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, đều không được sử dụng trong quá trình tham gia khoá tu. Tham gia khoá tu thì các bạn sẽ được trải nghiệm ăn chay, giao lưu với nhiều bạn mới, thực hành tu tập. Và hơn hết sẽ được nghe các vị chân tu thuyết pháp giúp cho tâm hồn được chữa lành. 

 

Những điều đặc biệt tại ngôi chùa Cây Thị có thể kể đến được treo rất nhiều đèn lồng khắp nơi tại Chùa. Đây là một điểm khác lạ so với nhiều ngôi chùa khác, đèn lồng tượng trưng cho ánh sáng giác ngộ của đức Phật, soi đường chỉ lối cho những tâm hồn đi lạc giữa nhân gian mang ý nghĩa đặc sắc về tâm linh.

 

Tại ngay khu vực trung tâm của khu vừa giữa chùa Cây Thị, sân vườn được trải bằng những hòn sỏi trắng trải rộng khắp vườn. Giữa vườn được vẽ tổng 12 vòng tròn, đây là biểu tượng cho nhân duyên của con người. Những hòn sỏi màu trắng biểu tượng cho tâm hồn thuần khiết trong sạch mà tâm hồn của mỗi người luôn có. 

 

Tour ghé chùa Cây Thị 

Lịch trình đi chùa Cây Thị 2024

7:30: Xe và HDV của Đất Việt Nam đón quý khách tại điểm hẹn ở Hà Nội khởi hành đi tour Chùa Cây Thị Hà Nam

Trên đường đi quý khách dừng nghỉ chân khoảng 20 phút. Quãng đường di chuyển khoảng 2h đồng hồ trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

 

9:30: Quý khách tới được ngôi chùa Cây Thị, Hướng dẫn viên dẫn quý khách đi tham quan tại Chùa. Lần lượt quý khách sẽ được tham quan từ cổng chính, thắp hương lễ bái tại khu vực điện thờ Tam Bảo, thăm nhà thờ tổ tại Chùa Cây Thị.  Quý khách hãy dành thời gian chụp ảnh check in tại ngôi chùa siêu đẹp và thơ mộng này.

12:00: Sau khi tham quan ngôi chùa Cây Thị xong, xe và HDV đưa quý khách về nhà hàng ăn trưa, thưởng thức những món ăn địa phương.

Chiều: Xe và HDV đưa quý khách tới tham quan ngôi nhà Bá Kiến, tại làng Nhân Hậu, Lý Nhân Hà Nam. Tại đây du khách có thể tham quan được nơi gắn liền với nhiều tác phẩm văn học nỏi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc… Tại ngôi làng Vũ Đại này vẫn còn lưu giữ nhiều những nét nguyên vẹn trong tác phẩm ngày xưa. Ngôi Làng cũng là nơi có món cá kho siêu ngon nổi tiếng khắp nơi, du khách có thể mua về làm quà tết hoặc sử dụng trong nhà cũng rất phù hợp.

16:30: quý khách lên xe trở về Hà Nội, thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng là sẽ về tới nhà, kết thúc chương trình và hẹn gặp lại

Với Review Kinh Nghiệm đi du lịch chùa Cây Thị Hà Nam trên du khách có thể tham gia với đoàn riêng từ 10 người trở lên từ Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận với báo giá riêng. Du khách có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp.

Một số lưu ý khi đến Chùa Cây Thị

Là một ngôi chùa mới đẹp, khang trang và rất linh thiêng. Để quá trình tham quan của du khách được thuận lợi và tốt nhất, các bạn cần lưu ý những điều sau khi tham quan tại chùa:

 

  • Không được mặc trang phục phản cảm, thiếu văn hoá: khi vào những chốn linh thiêng việc quan trọng nhất là các bạn cần phải có một bộ trang phục phù hợp. Áo không được mặc sát nách, quần cần quá đầu gối không được thiếu vải. 
  • Tham quan đúng khu vực, không được tự ý đi vào những nơi không cho phép: Tại ngôi chùa có nhiều khu vực linh thiêng và riêng tư của các vị phật tử trong chùa. Du khách không nên tự tiện đi vào những nơi đó. 
  • Không nói to, tự ý mở nhạc loa tại chùa: Với không gian thanh tịnh, ngôi chùa luôn được giữ gìn yên tĩnh để nhiều du khách tìm về đây như tìm về một chốn bình yên vậy. Thì thật thiếu văn minh khi các bạn cứ nói to, hò hét hay mở nhạc xập xình tại chốn thiêng này đúng không nào.
  • Không tự ý vứt rác bừa bãi: tại những địa điểm tại chùa đều có thùng rác được bố trí thuận tiện cho du khách, về chùa các bạn nên có ý thức giữ gìn vệ sinh chung để cho ngôi chùa luôn sạch sẽ đẹp. Điều này cũng giúp ích rất nhiều đối với những bị phật tử chấp tác trong chùa đó.
  • Không nên phá hoạt, bể cây bẻ càng, viết bậy lên chùa: Đây là ý thức tối thiểu khi các bạn bước chân vào ngôi chùa hay một nơi nào đó. Cảnh đẹp, con người đẹp, ý thức cũng phải đẹp nha.
  • Không nên ăn mặn tại chùa: điều này các hiếm nhưng các bạn cũng nên tránh, việc ăn đồ ăn mặn tại chùa là vi phạm giới luật của Phật Giáo, nhiều người vô tư vẫn mang như xôi gà, xúc xích ngang nhiên lôi ra ăn tại sân vườn của chùa, không nên.
  • Không cúng tiền vàng, thực phẩm mặn lên chùa: Chùa là một chốn linh thiêng không mong cầu tiền tài danh vọng, nên việc các bạn cúng tiền vàng lên chùa là một điều không đúng. Hay như việc tin vào bói toán cũng vậy. 
  • Khi vào chùa các bạn nên mang trong lòng một niềm thành kính hân hoan, buông bỏ mọi lo âu muộn phiền lại đằng sau. Hãy luôn vui vẻ, tôn trọng các du khách khác và kính trên nhường dưới, thành kính trang nghiêm với những vị sư đang tu hành tại ngôi chùa này.

Đi chùa Cây Thị vào thời gian mùa nào phù hợp?

Kinh Nghiệm đi Du Lịch Chùa Cây Thị  chiêm bái, tham quan vào bất kì thời gian nào. Tuy nhiên khoảng thời gian hợp lý có điều kiện thời tiết thuận lợi nhất là dịp đầu xuân, đây là lúc nhà nhà tấp nập đi lễ, dâng hương cần tài lộc, sức khỏe. Hòa với đó là không khí lễ hội náo nhiệt, tiếng cười vui vẻ, niềm vui phấn khởi của người dân chào đón năm mới.

 

Nếu muốn vãn cảnh du khách nên đến đây vào ngày thường để có thể cảm nhận được hết sự linh thiêng, thanh tịnh của chùa. Bên cạnh dịp Tết, du khách cũng có thể lựa chọn Ngày Lễ Phật Đản vào ngày 15/4 âm lịch, Lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày 15/7 âm lịch… cũng thú vị không kém.

Đi Thăm Quan Chùa Cây Thị Kết Hợp điểm nào?

Kinh Nghiệm đi Du Lịch Chùa Cây Thị sẽ mất khoảng nửa ngày hoặc một ngày tùy vào nhu cầu của khách du lịch. Và để khám phá trọn vẹn những nét đẹp cổ kính tại Hà Nam, du khách nên kết hợp với các điểm tâm linh khác như:

 

+ Chùa Bà Đanh: Chùa Bà Đanh Hà Nam được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, và được bao quanh chùa là dòng sông Đáy thơ mộng.  Đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi và to lớn như hiện tại. Tính đến nay Chùa đã hơn 300 năm tuổi cùng với nối nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc, không gian yên bình, tĩnh lặng tạo cho mảnh đất này trở lên vô cùng linh thiêng.

+ Ngũ Động Sơn: Nằm trên địa phận thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, khu danh thắng này được đông đảo du khách gần xa biết đến với diện tích rộng khoảng 10ha với quang cảnh thiên nhiên núi non trùng điệp và một rừng trúc rất nên thơ. Địa danh này có tên độc đáo như vậy là vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi. Tới đây du khách thấy choáng ngợp bởi vẻ đẹp nguyên sơ nhờ các khối thạch nhũ với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau.

+ Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự: Ngôi chùa có lịch sử lên tới 1000 năm tuổi, nơi đây có vị trí vô cùng đặc biệt hai bên có dãy núi mang dáng dấp uy nghiêm là Tả thanh long, Hữu bạch hổ. Bên trong chùa cũng trưng bày nhiều vật cổ có giá trị lịch sử thiêng liêng, mang đậm dấu ấn của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Mang trong mình màu sắc thiên nhiên hữu tình cùng với địa thế tựa núi mang tới cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Trên đây là một số những lưu ý về điểm tham quan mới – ngôi chùa Cây Thị này. Hãy dành ra một ngày đẹp trời, rủ bạn bè người thân của mình tới vãn cảnh chùa ngay thôi, chúc các bạn sẽ có một trải nghiệm thật tuyệt và check in đượ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0976.8080.62